Đường RSI (tiếng anh: Relative Strength Index – Chỉ số sức mạnh tương đối) là chỉ báo động lượng đo lường mức độ thay đổi giá gần đây, nhằm đánh giá việc mua quá mức hoặc bán quá mức ở một mức giá của 1 cổ phiếu hoặc các tài sản tài chính khác.
Đường RSI là phát minh của J.Welles Wilder năm 1978 trong cuốn sách “New Concepts in Technical Trading Systems”
Cách tính RSI là gì?
Ta có công thức :
RSI = 100-[100/1+RS)]
Trong đó:
- RS = tổng tăng/tổng giảm hoặc RS = trung bình tăng/trung bình giảm.
- RSI: thường được tính dựa vào giá đóng cửa 14 ngày gần nhất, nên cũng gọi là đường RSI 14.
Tuy nhiên, trong thời đại công nghệ 4.0, việc tính toán đường RSI là không cần thiết, đường RSI đã có máy tính lo, bạn chỉ đọc đúng và tiến hành giao dịch là đủ
Vùng quá mua, vùng quá bán là gì? Cách sử dụng đường RSI
Dù đường RSI chuyển động qua lại giữa 2 mức: 0 và 100. Tuy nhiên có 2 khu vực chính khi sử dụng đường RSI là: Vùng quá mua & Vùng quá bán.
- Vùng quá mua (overbought): Khi đường RSI vượt ngưỡng 70, lúc này tín hiệu đường RSI cho thấy nhà đầu tư là muốn mua quá nhiều, đẩy vượt quá xa so với ngưỡng cân bằng.
- Vùng quá bán (oversold): Khi đường RSI dưới ngưỡng 30, lúc này đường RSI cho thấy nhà đầu tư bán quá nhiều, đẩy giá quá thấp so với ngưỡng cân bằng.
0 comments:
Post a Comment