Monday, April 6, 2020

Forex - Main Points

Forex là viết tắt của Foreign Exchange, có nghĩa là Trao đổi tiền tệ. 

Thị trường Forex hay còn gọi là thị trường ngoại hối, là nơi mà các nhà giao dịch, quỹ đầu tư, ngân hàng và các tổ chức kinh doanh các loại tiền tệ khác nhau trên thế giới.
Thị trường Forex là thị trường tài chính lớn nhất và có tính thanh khoản cao nhất trên thế giới với hơn 5000 tỷ $ được giao dịch mỗi ngày.

2. Lịch sử của thị trường Forex

Có 2 sự kiện chính đánh dấu lịch sử của thị trường Forex, đó là Bản vị Vàng và Hệ thống Bretton Woods.

2.1. Bản vị vàng

Nói một cách ngắn gọn, Bản vị vàng là 1 đạo luật được thông qua vào năm 1900 (phê chuẩn ngày 14/03) đặt vàng trở thành bản vị duy nhất, tức là gắn đơn vị tiền tệ của mỗi quốc gia với vàng, quy đổi giá trị mỗi đồng tiền với một khối lượng vàng nhất định.
Tìm hiểu thêm tại Wikipedia

2.2. Hệ thống Bretton Woods

Sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, chế độ bản vị vàng đã bị xóa bỏ và cần có một cái gì đó thay thế. Đó chính là lý do Hệ thống Bretton Woods ra đời.
Hệ thống này quy định giá vàng cố định theo đồng Đô-la Mỹ (35$/ounce), biến nó trở thành đồng tiền dự trữ quốc tế và cũng là đồng tiền duy nhất được đảm bảo bởi vàng.
Vậy lý do khiến thị trường Forex – ngoại hối xuất hiện là gì?
Hệ thống Bretton Woods
Hệ thống Bretton Woods
Đến năm 1971, lạm phát và thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ tăng cao dẫn đến giá trị của đồng Đô-la suy giảm, Hoa Kỳ tuyên bố ngừng đảm bảo đồng Đô-la bằng vàng.
Đó là dấu chấm hết cho hệ thống Bretton Woods, Hoa Kỳ và các quốc gia khác chấp thuận cho phép tỷ giá hối đoái thả nổi, bắt đầu cho thời kỳ trao đổi ngoại tệ tự do, hay chúng ta gọi đó là thị trường Forex.
Thị trường ngoại hối Forex là thị trường tài chính lớn nhất, đồng thời có thanh khoản tốt nhất trên thế giới. Tất cả các thị trường chứng khoán trên thế giới kết hợp lại thậm chí không đạt đến khối lượng giao dịch này.

Sản phẩm giao dịch trên thị trường ngoại hối – Forex là gì?

Sản phẩm giao dịch trên thị trường Forex là chính là tiền tệ.
Nếu bạn đã từng đi du lịch nước ngoài, thực hiện một chuyến đi đến Singapore và bạn chuyển đổi VND của bạn thành SGD (Dollar Singapore), bạn đã thực hiện một giao dịch ngoại hối. 
Khi bạn làm điều này, tỷ giá hối đoái giữa hai loại tiền tệ sẽ xác định số tiền SGD bạn nhận được. Và tỷ giá này liên tục thay đổi theo từng điều kiện thị trường.

Lot là gì?

Lot là thuật ngữ đại diện cho khối lượng trong giao dịch Forex.
Nếu như trong thị trường chứng khoán, khi nói về khối lượng giao dịch, chúng ta nói đến “số lượng cố phiếu mua hoặc bán”.
Ví dụ như “hôm nay tao mua 1000 cổ của bác Vượng ngay đáy”.
Còn trong thị trường Forex, chúng ta dùng thuật ngữ “lot” để nói về khối lượng giao dịch các cặp tiền tệ.
Ví dụ như “hôm qua tao đu đỉnh 10 lot Vàng ở 1357”.
Theo quy ước, giá trị 1 lot tiêu chuẩn là 100 000 đơn vị.

Pip và giá trị pip

6.1. Pip và point là gì?

Pip và point là thuật ngữ đại diện cho biên độ chuyển động của tỷ giá các cặp tiền trong thị trường Forex.
Nếu như trong chứng khoán Việt Nam, giá cổ phiếu được tính bằng đơn vị VND.
Ví dụ Cổ phiếu của Vinamilk VNM có giá 123 000 VND. Nếu giá VNM tăng lên 130 000 VND thì ta nói biên độ tăng lên 7000 VND.
Còn đối với các cặp tiền tệ trong thị trường Forex, tỷ giá không có đơn vị, vì thế biên độ chuyển động của tỷ giá các cặp tiền được quy ước bằng đơn vị PIP.
Pip và point là gì?
Pip và point là gì?
Nhìn vào hình ảnh trên các bạn có thể dễ dàng thấy rằng: Với tỷ giá EURUSD = 1.12015 thì số 1 màu vàng chính là pip, số 5 màu hồng chính là point.
Trong phần lớn các cặp tiền tệ, một pip là vị trí thập phân thứ tư trong tỷ giá của một cặp tiền tệ. 
Trong các cặp tiền liên quan đến JPY, một pip được biểu thị bằng số thập phân thứ hai. 
Công thức tính lợi nhuận trong giao dịch Forex là:
Lợi nhuận = (số lot) x (số pip chênh lệch) x (giá trị pip)
Ví dụ bạn BUY 1.5 lot EURUSD tại giá 1.1000 (1 lot tiêu chuẩn là 100 000 đơn vị). Khi giá tăng lên 1.1050 (tăng 50 pip) thì:
Lợi nhuận = 1.5 x 50 x 10 = 750$.
Ví dụ bạn SELL 2 lot GBPAUD tại giá 1.7070. Khi giá giảm xuống 1.7040 (giảm 30 pip), giá trị pip của GBPAUD lúc này là 7$.
Lợi nhuận = 2 x 30 x 7 = 420$.

Đòn bẩy trong thị trường ngoại hối – Forex là gì?

Hiểu ngắn gọn thì đòn bẩy tài chính là việc sử dụng nợ để tăng quy mô kinh doanh.
Ví dụ. Trader A có 10 000$. Trader A dùng toàn bộ số tiền 10 000$ để mua 1000 cổ phiếu X với giá 10$. Trader A đã không sử dụng đòn bẩy tài chính.
Trader B cũng có 10 000$. Ngoài vốn của mình, trader B vay thêm 10 000$ từ bạn bè để mua cổ phiếu X với giá 10$. Trader B đã sử dụng đòn bẩy tài chính và đang sở hữu 2000 cổ phiếu X.
Vậy đòn bẩy trong giao dịch Forex là gì? Nó có ý nghĩa như thế nào đối với việc giao dịch của bạn?
Khi sử dụng đòn bẩy trong giao dịch Forex, bạn đang vay tiền từ các nhà môi giới và không phải chịu lãi suất cho khoản vay này.
Ví dụ:
Bạn đang có 200$ và muốn mở lệnh giao dịch BUY 0.1 lot EURUSD.
Theo quy định của hầu hết các nhà môi giới Forex, khối lượng giao dịch tối thiểu là 0.01 lot, tương đương 1000$ (nếu đơn vị tài khoản giao dịch của bạn là USD).
Vậy nếu chỉ sử dụng vốn chủ của bạn là 200$, bạn không thể mở bất kỳ lệnh giao dịch với khối lượng nào.
Tuy nhiên khi nạp tiền vào tài khoản, các nhà môi giới sẽ cung cấp cho bạn đòn bẩy từ 1:5 đến 1:500, một số nhà môi giới cung cấp đòn bẩy cao hơn nữa.
Nếu bạn chọn sử dụng đòn bẩy, ví dụ là 1:300. Lúc đó tài khoản 200$ của bạn có thể giao dịch tối đa 200$ x 300 = 60 000$, tương đương 0.6 lot.
Vậy với tài khoản 200$ và đòn bẩy 1:300, bạn có thể vào lệnh có khối lượng tối đa 0.6 lot.

Spread là gì?

Spread là chênh lệch giữa giá mua và giá bán của một công cụ tài chính tại thời điểm hiện tại.
Bạn có biết thu nhập chính của các sàn môi giới ngoại hối là gì không, đó chính là Spread.
Spread là cách mà các sàn môi giới kiếm tiền. Thay vì tính phí riêng cho việc giao dịch của các bạn thì họ sẽ tính mọi chi phí qua spread.
Ví dụ như họ nhận được báo giá từ hệ thống liên thị trường với spread là 1 pip, thì khi báo giá cho bạn họ sẽ tăng mỗi chiều lên 0.1 pip, khi đó spread tăng lên 1.2 pip.
Vậy khi bạn mua hay bán cặp tiền đó thì nhà môi giới sẽ kiếm được hoa hồng chênh lệch là 0.1 pip.
Vì vậy, một sàn môi giới Forex nói rằng họ không thu phí hoa hồng (phí commission), thực chất là có, chỉ có điều nó được tính thẳng vào spread mà thôi.

Công thức tính Spread là gì?

Công thức tính spread là gì?
Spread là chênh lệch giữa giá Bid và giá Ask, vì vậy để tính spread, đơn giản chỉ cần lấy giá ASK trừ đi giá BID.
Spread = Giá Ask – Giá Bid
Spread được đo lường bằng pip.
Đối với hầu hết các cặp tiền tệ, một pip được trích dẫn ở số thứ 4 sau dấu thập phân.
Spread là gì?
Ví dụ báo giá EURUSD sẽ là 1.1051/1.105tương đương spread = 2 pip.
Các cặp tiền tệ có đồng Yên Nhật (JPY) ở sau thì một pip sẽ được trích dẫn ở vị trí thứ 2 sau dấu thập phân.
Spread là gì?
Ví dụ báo giá USDJPY sẽ là 110.00/110.04 . Báo giá này cho thấy spread = 4 pip.
Bạn có thấy rất nhiều lần spread của cặp tiền mà bạn đang giao dịch bị thay đổi, thậm chí là biến động rất mạnh khiến cho giao dịch của bạn bị bất lợi hơn không?
Đó là một trường hợp phổ biến trong giao dịch Forex: Giãn spread.

Giãn Spread là gì?

Khi bạn giao dịch ở một sàn môi giới bất kỳ nào đó, sàn luôn đưa thông tin về Spread của các cặp tiền, hay một sản phẩm nào đó mà họ cung cấp.
Ví dụ đối với sàn XM, họ sẽ nói rằng: Spread của EUR/USD từ 0.7 pip (points) hoặc Spread của Vàng trung bình là 2 pip.
Bạn hãy lưu ý, đó là mức Spread lý tưởng với điều kiện thị trường ổn định.
Trong một số điều kiện bất ổn định, bạn sẽ thấy spread của EUR/USD không còn là 0.7 pip nữa, thay vào đó nó có thể tăng lên 3 pip, 5 pip hay thậm chí là vài chục pip.
Đó gọi là GIÃN SPREAD.
Vậy lý do của việc giãn spread là gì? Và khi nào giãn spread xảy ra?
Hiểu 1 cách đơn giản, spread tạo ra bởi 2 lý do:
  1. Do quy luật cung cầu: sự chênh lệch giá giữa người mua và người bán
  2. Do các sàn môi giới quy định: các sàn có thể tăng thêm nguồn thu bằng cách tăng spread vào các cặp tiền cao hơn so với giá mà các nhà thanh khoản cung cấp.
Vậy bạn có thể hình dung rằng spread thay đổi cũng từ 2 lý do trên.
Trong quá trình giao dịch, có 2 thời điểm hiện tượng giãn spread diễn ra thường xuyên nhất (luôn như vậy), đó là:
  • Thời điểm giao phiên giữa các ngày
  • Thời điểm công bố tin tức (có thể trước hoặc sau tin)

 Thời điểm giao phiên giữa các ngày

Lý do khiến spread giãn tại thời điểm này là gì? Đây là thời điểm mà thanh khoản thị trường rất mỏng, hầu như rất ít người giao dịch tại thời điểm này (cuối phiên Mỹ hoặc đầu phiên Úc). Khi thanh khoản thấp, cũng là khi mà lượng người mua và người bán ít dẫn đến sự chênh lệch giữa giá mua và giá bán cũng cao hơn.
Vì vậy bạn nên hạn chế giao dịch tại những thời điểm này bởi mức chi phí mà bạn phải trả cho mỗi giao dịch sẽ lớn hơn rất nhiều đấy nhé.
Ngoài ra, bạn cần lưu ý đến việc giữ lệnh qua đêm bởi spread giãn rất có thể sẽ khiến cho giao dịch của bạn bị đóng ngoài ý muốn.

Thời điểm công bố tin tức

Trước các thời điểm công bố tin tức, đặc biệt là đối với các tin tức quan trọng như: tin Nonfarm, FOMC hay Công bố lãi suất của các ngân hàng trung ương,…là những thời điểm spread có thể giãn ra cực mạnh. Tại sao vậy?
Đây là lúc mà 2 lý do tôi đề cập phía trên được thể hiện rõ ràng nhất:
Theo quy luật cung cầu: Khi tin tức quan trọng được công bố, đặc biệt là tin tức nghiêng hẳn về một hướng (tốt hẳn hoặc xấu hẳn) khiến số lượng giao dịch mua (hoặc bán) lệch hẳn so với phía còn lại, làm cho chênh lệch giá mua và giá bán tăng lên.
Về phía sàn môi giới (chủ yếu là các sàn Market Maker): các sàn môi giới Market Maker thường thỏa thuận mức spread của riêng họ đối với khách hàng của mình, vì vậy khi có tin tức quan trọng được công bố, sàn sẽ giãn spread ra để bảo vệ lợi ích cho chính mình, tránh trường hợp phải bù lỗ khi chênh lệch giá của thị trường lớn hơn spread mà sàn thỏa thuận với khách hàng.

Cách để tránh giãn Spread là gì?

Như đã nói ở trên, Spread giãn chủ yếu do quy luật cung cầu của thị trường tại mỗi thời điểm và cũng có thể do sàn môi giới.
Việc giãn spread là điều không hề tốt đối với các trader, vì vậy bạn cần tránh giao dịch tại những thời điểm có thể xảy ra hiện tượng giãn spread.

Các loại spread

Có hai loại spread:
  • Spread cố định (Fixed Spread)
  • Spread thả nổi (Variable Spread)
Các trader đều lựa chọn spread thả nổi để giảm tối đa chi phí giao dịch trong điều kiện bình thường.

https://sinvest.vn/hoc-forex-a-z/
🇻🇳🇻🇳 MỘT SỐ #WEBSITE HỮU ÍCH CHO ANH EM #TRADERVIET
1️⃣ Diễn đàn forex hàng đầu thế giới - #ForexFactory: http://bit.ly/forexfactory1
2️⃣ Cổng thông tin forex lớn trên thế giới - #FxStreet: http://bit.ly/fxstreetvn
3️⃣ Diễn đàn forex chuyên về kiến thức - #Babypips: http://bit.ly/babypipsvn
4️⃣ Trang web tập hợp các phân tích của chuyên gia và công cụ hỗ trợ - #Investing.com : http://bit.ly/investingvn
5️⃣ Trang web cho anh em phân tích tài khoản của mình - #Myfxbook: http://bit.ly/myfxbookvn
6️⃣ Diễn đàn dành cho Trader Việt Nam - #TraderViet: http://bit.ly/traderviet
---------
📖 (Finfin.vn) Bộ sách Các phương pháp giao dịch kinh điển cho Trader: http://bit.ly/2HqAGjb
---------
💲 Một số Forex Broker tại Việt Nam: http://bit.ly/vnbroker

0 comments:

Post a Comment